Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Giám sát thi công - Công tác lập dự án đầu tư , thiết kế và lập dự toán, tư vấn đấu thầu

- Các công tác lập dự án đầu tư, thiết kế và lập dự toán, đấu thầu có thể do chủ đầu tư tự thực hiện khi có đủ năng lực hoặc thuê tư vấn thực hiện. Để đảm bảo chất lượng, tiến độ chủ đầu tư cần kiểm tra theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện xem đạt yêu cầu đặt ra ban đầu cũng như các điều chỉnh khác hay không đồng thời phải kiểm tra sự phù hợp về năng lực của đơn vị thực hiện tư vấn. Sau khi hoàn thành công tác thì tổ chức nghiệm thu. Đây chính là công tác giám sát.
- Đối với công tác lập dự án đầu tư, trong phần thuyết mình dự án cần đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất đai cũng như phù hợp với các quy định về nội dung dự án. Trong phần bản vẽ cần đánh giá kỹ nhiệm vụ thiết kế, tính hợp lý của các giải pháp kỹ thuật trong thiết kế cơ sở so với quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng.
- Đối với công tác thiết kế và lập dự toán, tùy theo quy mô công trình để phân thành thiết kế một, hai hay ba bước. Quan trọng nhất của việc giám sát hoạt động xây dựng này là tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế và thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng và thiết kế cơ sở được duyệt.
- Khi hoàn tất thiết kế, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế và dự toán. Biên bản nghiệm thu công tác khảo sát do đại diện chủ đầu tư và nhà thầu kỹ tên đóng dấu bao gồm thông tin về thành phần tham gia nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, đánh giá kết quả thiết kế về chất lượng, khối lượng, hình thức và số lượng cùng những kiến nghị khác nếu có.
- Đối với công tác tư vấn đấu thầu, cần nghiên cứu kỹ kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu cùng tiêu chuẩn xét thầu. Việc phân bổ các gói thầu một cách hợp lý sẽ thuận lợi cho công tác quản lý dự án sau này. Còn hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn xét thầu chuẩn mực sẽ tạo điều kiện chọn được nhà thầu phù hợp và thanh quyết sau này thuận lợi.


Phân loại và phân cấp công trình

A. Phân loại công trình : 
Theo quản lý chuyên môn, người ta chia công trình thành năm loại theo tính chất và mục đích sử dụng.

1. Công trình dân dụng : Bao gồm các nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ và các công trình công cộng như công trình văn hóa , giáo dục, công trình y tế, thương nghiệp, dịch vụ, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà phục vụ giao thông, thông tin liên lạc, tháp thu sóng phát thanh , truyền hình, nhà ga, bến xe, các công trình thể thao.
2. Công trình công nghiệp : bao gồm các công trình khai thác than, quặng, khai thác dầu khí, công trình hóa chất, hóa dầu, công trình luyện kim, cơ khí, chế tạo, điện tử - tin học, năng lượng, công trình công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
3. Công trình giao thông : bao gồm công trình đường bộ, đường sắt, đường thủy, cầu, hầm, sân bay.
4. Công trình thủy lợi : bao gồm các hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh và công trình trên kênh, bờ ao.
5. Công trình hạ tầng : bao gồm các công trình cấp nước, thoát nước, nhà máy xử lý nước thải, công trình xử lý chất thải , bãi chứa , bãi chôn lấp rác, nhà máy xử lý rác thải, công trình chiếu sáng đô thị.

B. Phân cấp công trình : 
- Cấp công trình là cơ sở để chủ đầu tư xếp hạng nhà thầu tư vấn hoặc xây lắp, cũng là cơ sở để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Tùy theo quy mô và loại công trình trong dự án mà người ta yêu cầu nhà thầu tham gia dự thầu phải có cùng hạng tương ứng. Ngoài ra, việc phân cấp công trình còn phục vụ cho việc xác định số bước thiết kế và thời gian bảo hành công trình đối với nhà thầu xây lắp. Thí dụ, như đối với các công trình phải lập dự án, quy mô cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, có kỹ thuật phức tạp thì phải thiết kế ba bước, hoặc các công trình cấp IV chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng cũng chỉ cần thiết kế một bước. Công trình cấp đặc biệt và cấp I phải được bảo hành ít nhất 24 tháng kể từ ngày bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
- Tùy theo quy mô, sản lượng, công suất, mức độ phức tạp mà mỗi loại công trình được chia thành 5 cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Trong một công trình thường có thể có nhiều loại hạng mục theo phân loại khác nhau, nên cấp của mỗi hạng mục đó cũng khác nhau. Cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất.

C. Phân loại lĩnh vực chuyên môn giám sát : 
Các cá nhân tùy theo lĩnh vực chuyên môn được đào tạo và có thời gian kinh nghiệm từ 5 năm trở lên thì được phép giám sát thi công công trình cùng loại với một trong các lĩnh vực sau đây :
- Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện.
- Giám sát thi công lắp đặt thiết bị công trình.
- Giám sát thi công lắp đặt thiết bị công nghệ.




Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Cốt thép của cọc khoan nhồi

Khung cốt thép của cọc khoan nhồi phải được hàn liên kết thành khung không gian đủ cứng để cầu lắp và thả vào lòng lỗ khoan sẵn. Phải hàn sẵn các đoạn ngắn cốt thép làm nhiệm vụ giữ đúng cự ly trống giữa khung cốt thép và thành ống vách thép. Lưu ý một lỗi có thể mắc phải là nhầm lẫn gì đó gây ra thiếu một đốt khung cốt thép, điều này có thể khiến cho cả khung cốt thép ( có thể nặng đến 15 Tấn) chìm tụt vào trong hỗn hợp bê tông chưa hóa cứng, lúc đập đầu cọc sẽ không tìm thấy khung cốt thép nữa, cọc này phải coi như bỏ.

Giám sát thi công xây dựng | Giám sát công trình

Trong lòng khung cốt thép đặt các ống nhựa ( thường là 4 ống D60 mm và 1 ống D100 mm) để phục vụ công tác thăm dò kiểm tra chất lượng bê tông cọc nhồi bằng máy dò siêu âm hoặc phóng xạ và sửa chữa nếu cần thiết.

Trường hợp có dùng hộp Ostenberg để đánh giá sức chịu tải của cọc khoan nhồi thì thiết bị này phải được hàn liên kết với đầu dưới của khung cốt thép theo thiết kế đặc biệt cụ thể cho mỗi trường hợp riêng.

Giám sát công trình | Giám sát thi công xây dựng | Giám sát nhà dân
(svg-engineer)

Giám sát công tác đổ bê tông cọc khoan nhồi

Công tác đổ bê tông cọc khoan nhồi thực chất là đổ bê tông dưới nước nhưng trong phạm vi hẹp của diện tích hố khoan. Vấn đề phức tạp là các hố khoan có thể sâu từ 20m đến 100m tùy thiết kế cụ thể. Hơn nữa, có thể phải đổ bê tông trong lớp vữa sét của cọc nhồi. Do vậy hỗn hợp bê tông cần có độ sụt cao ( cỡ 14 - 16cm) , hàm lượng cát nên từ 700kg trở lên, nhất thiết phải có phụ gia hóa dẻo hoặc siêu hóa dẻo.

Giám sát công trình - Giám sát thi công xây dựng

Chất lượng bê tông cọc khoan phụ thuộc chủ yếu vào công tác chuẩn bị hỗn hợp và bơm rót hỗn hợp. Các ống nhựa được đặt trong lòng sẽ giúp cho công tác dò siêu âm hay phóng xạ để đánh giá chất lượng cọc bê tông.

Tư vấn giám sát  (TVGS) cần kiên quyết loại bỏ các mẻ trộn bê tông nào không đủ độ sụt theo thiết kế.

(svg-engineer)

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Sơn - vôi

* Tất cả các vật liệu sơn đều phải ở trạng thái bao bì nguyên, có đủ ký mã hiệu hàng hóa, nhà sản xuất , ngày tháng xuất xưởng cũng như hướng dẫn của nhà sản xuất sơn .


* Sử dụng đúng yêu cầu thiết kế :
1- Thị trường sơn và tính chất chất lượng :
- Sơn nhập từ nước ngoài , liên doanh hoặc tự sản xuất trong nước.
- Thí dụ các loại sơn của các hãng Nippon của Nhật, Dulux của Anh, Jotun của Pháp, ...
- Về tính chất, chất lượng của các loại sơn cũng rất khác nhau tùy theo mục đích sử dụng như : Sơn trang trí bảo vệ công trình ở bên ngoài phải bền với thời tiết, rêu mốc ... sơn trang trí bên trong nhà phải đảm bảo an toàn không chứa độc tố , vệ sinh môi trường cho người ở. Sơn bảo vệ sắt thép chống gỉ, sơn cửa gỗ bảo vệ gỗ tạo màu sắc thích hợp cho công trình, sơn chống thấm, sơn phát quang, sơn phản quang dùng cho giao thông ...
2- Chứng chỉ của nhà sản xuất :
Phù hợp với yêu cầu chất lượng đối với từng loại sơn và mục đích sử dụng.
3- Kiểm tra chất lượng thực tế : 
Đối với các loại sơn lựa chọn để sử dụng có thể kiểm tra chất lượng thực tế bằng cách :
- Thí nghiệm tại phòng thí nghiệm , kiểm tra lại các tính năng cơ lý hóa của hãng đã đưa ra (nếu cần thiết)
- Thí nghiệm tại hiện trường :
+ Bằng mắt : Điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý là độ sạch của nền ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của màng sơn. Nếu nền không sạch sẽ làm giảm độ bám dính của màng sơn, sơn dễ bị bong tróc. Sau khi sơn xong quan sát độ bóng, độ đồng đều, màu sắc.
+ Bằng tay : Kiểm tra độ khô của màng sơn .
+ Bằng phương tiện : Xác định độ bám dính của màng sơn với nền (theo ASTM D4541-95 hoặc TCVN 2097-93)
Xác định chiều dày lớp sơn ( theo ASTM D1186-93)
4- Chứng nhận cho phép sử dụng vật liệu sơn vôi vào công trình: 
- Căn cứ chứng chỉ của nhà sản xuất
- Căn cứ kiểm tra chất lượng của thực tế
5- Những nội dung cần quan tâm khi nghiệm thu sơn và công tác sơn nước, sơn dầu : 
- Mặt cấu kiện sơn (khô, ướt)
- Số lượng lớp bả
- Độ dày mỗi lớp bả
- Độ phẳng, thẳng của lớp bả khi dùng thước 2m kiểm tra (<= 1mm)
- Độ thẳng cạnh góc của lớp bả (<= 2mm)
- Độ sạch lớp bả trước khi sơn
- Số lượng nước sơn
- Chất lượng lớp sơn lót
- Màu sắc lớp sơn hoàn thiện
- Chất lượng lớp sơn hoàn thiện ( đồng nhất, không tụ sơn)
- Vệ sinh mặt tiếp giáp với cấu kiện khác
- Màu sắc sơn dầu
- Chất lượng nước sơn dầu
- Chất lượng sơn dầu (không tụ sơn, mịn bóng)

Giám sát công trình

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THAM GIA GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

* Nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng rất nhiều công trình, song sự nối kết giữa các nhà đầu tư, thầu xây lắp và nhà tư vấn chưa đảm bảo thỏa mãn yêu cầu phát triển đất nước. Khi cần đầu tư xây dựng công trình,chủ đầu tư luôn muốn tìm các tổ chức chuyên môn xây dựng đáng tin cậy để thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng, khối lượng, chi phí ... Thế nhưng , không phải lúc nào chủ đầu tư cũng tìm được các nhà thầu phù hợp cho dự án. Cũng có thể do trong nền kinh tế Việt Nam không có những nhà môi giới chuyên nghiệp. Việc tự quảng cáo trên báo đài của các nhà thầu nhiều khi lại thiếu chuẩn mực.

* Để hỗ trợ các chủ đầu tư trong quản lý dự án của mình , Nhà nước đã qui định những chuẩn mực cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn và xây lắp công trình. Các chuẩn mực này chính là những điều kiện tối thiểu mà các nhà thầu phải có khi đề nghị với chủ đầu tư tham gia dự án, đồng thời cũng là những điều kiện tối thiểu để chủ đầu tư chọn thầu. Đương nhiên là tư vấn giám sát cũng được Nhà nước qui định những điều kiện chuẩn mực. Có hai loại điều kiện cho tổ chức giám sát và cá nhân giám sát. Đối với mỗi loại, người ta đòi hỏi tổ chức giám sát và cá nhân kỹ sư giám sát phải bảo đảm cả 2 yêu cầu về điều kiện năng lực kinh nghiệm và điều kiện pháp lý.



1- Điều kiện năng lực đối với tổ chức giám sát :
a- Điều kiện pháp lý :
Tất cả các đơn vị muốn tham gia công tác giám sát phải đăng ký hành nghề giám sát. Tùy theo loại hình tổ chức của đơn vị mà đăng ký những nơi khác nhau. Đối với các công ty dù hoạch toán độc lập hay phụ thuộc thì đăng ký hành nghề giám sát ở Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố còn các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thì do Sở nội vụ các tỉnh, thành ghi chức năng hành nghề. Các đơn vị có trách nhiệm trình cho cơ quan chức năng xem xét đăng ký hành nghề khi cơ quan này đến kiểm tra hoặc cấp bản sao y có công chứng cho chủ đầu tư lưu. Trong mọi trường hợp, hạn định của đăng ký hành nghề không ngắn hơn thời gian còn lại để hoàn thành công trình theo tiến độ được duyệt.

b- Điều kiện về năng lực, kinh nghiệm :
Điều kiện về năng lực, kinh nghiệm nhằm đảm bảo nhà thầu tư vấn hay xây lắp phải có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện dự án thông qua những công trình tương tự họ đã tham gia. Điều kiện này được lập dựa vào qui mô và tính chất công trình, nói cách khác là dựa trên loại và cấp công trình. Theo đó các đơn vị tư vấn giám sát được chia thành các hạng 1, hạng 2 và chưa xếp hạng.
+ Đơn vị hạng 1 : Được giám sát tất cả các công trình cùng loại nếu :
   - Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp với loại công trình mà họ sẽ tham gia giám sát.
   - Đã từng tham gia giám sát ít nhất 01 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp 1 hoặc 02 công trình cấp 2 cùng loại.
+ Đơn vị hạng 2 : Được giám sát các công trình cấp 3 trở lên nếu có :
   - Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp với loại công trình mà họ sẽ tham gia giám sát.
   - Đã từng tham gia giám sát ít nhất 01 công trình cấp 2 hoặc 02 công trình cấp 3 cùng loại.

2- Điều kiện năng lực đối với các cá nhân giám sát :
a- Điều kiện pháp lý :
Bất kỳ cá nhân muốn tham gia giám sát thì phải có đủ điều kiện pháp lý theo qui định. Điều kiện này là cá nhân đó phải có chứng chỉ giám sát phù hợp với lĩnh vực hành nghề và loại công trình. Ngoài ra anh ta còn phải là nhân viên chính thức của tổ chức giám sát có đăng ký hành nghề. Điều này phải được chứng minh thông qua hợp đồng lao động không thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn hơn 01 năm.

Tuy nhiên có thể chấp nhận giám sát viên là một cá nhân hành nghề giám sát độc lập, không thuộc một tổ chức nào. Cá nhân này có thể đăng ký hành nghề độc lập và chỉ được giám sát công trình cấp 4 cùng loại với loại công trình đã đăng ký hành nghề độc lập.

b- Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công :
Giấy chứng chỉ hành nghề giám sát được cấp bởi Sở Xây dựng địa phương nơi người xin cấp chứng chỉ thường trú hoặc được tạm trú dài hạn. Các Sở Xây dựng sẽ phải thành lập Hội đồng cấp chứng chỉ để xét cấp cho các cá nhân đến đề nghị. Để được cấp người xin cấp chứng chỉ giám sát cần phải có những điều kiện như sau :
- Phải có quyên công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật.
- Phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với yêu cầu.
- Đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 05 năm.
- Có chứng nhận đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám sát.
- Có đạo đức nghề nghiệp tốt , chưa có hành vi gây ra sự cố làm giảm chất lượng công trình xây dựng.
- Có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc giám sát trên công trường.

Tuy nhiên, riêng với cá nhân tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp nhưng có thời gian tham gia thiết kế, thi công hoặc giám sát trên 03 năm có thể được xem xét để cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, nhưng chỉ được cấp loại chứng chỉ màu hồng và chứng chỉ này chỉ có giá trị hoạt động hành nghề tại vùng sâu vùng xa đối với các công trình cấp IV. Trường hợp có khác về chuyên ngành xây dựng nhưng nếu có kinh nghiệm nhiều thì có thể có được Hội đồng cấp chứng chỉ chấp nhận được giám sát loại công trình khác chuyên môn. Ví dụ, kĩ sư tốt nghiệp chuyên ngành Thủy công, nhưng có 5 năm thường xuyên thiết kế, thi công hoặc giám sát công trình dân dụng thì vẫn có thể được cấp chứng chỉ giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng.

Giám sát công trình 

Tư vấn giám sát làm gì ???


a- Nội dung chính của Tư vấn giám sát (TVGS) bao gồm các công việc sau :

Giám sát thi công xây dựng công trình là công việc bao gồm:
- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;



*** Người làm công việc này gọi là "Kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng công trình" và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.

Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.

Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế.

Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát xây dựng.

Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu "tư vấn giám sát xây dựng" công trình.

b- Nội dung chính của TVGS bao gồm những không giới hạn các công việc sau:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;

*** Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì TVGS báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư trong quá trìnhh thi công xây dựngcông trình, bao gồm:
- Giám sát, kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng đệ trình;
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu theo quy định;
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
- Báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư để tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
- Báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

*** Các yêu cầu cụ thể khác: Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ ;

Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.
Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.

Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.
Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.

Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh , phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành.

Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.

Thực hiện cho Chủ đầu tư việc Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu , biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.

Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.

Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan.

Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.

Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.

Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.

Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.

Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.

Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao.

Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa.

Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.

TƯ VẤN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Giám sát về an toàn trong thi công bê tông cốt thép


Giám sát công trình
Tư vấn giám sát cần kiểm tra thường xuyên hàng ngày mọi khía cạnh có liên quan đến an toàn thi công trên công trường theo đúng quy trình kĩ thuật.



Phải kiểm tra nhà thầu về :
- Sự huấn luyện kĩ sư và công nhân về an toàn lao động và kiểm tra sức khỏe.
- Các trang thiết bị có trên công trường bảo đảm an toàn lao động (hàng rào lan can trên đà giáo) , dây đai an toàn làm việc trên cao , rải lưới che bên dưới vị trí thi công.
- Có các nhân viên Nhà thầu chuyên về an toàn lao động túc trực tại vị trí thi công trên cao.
- Yêu cầu nhà thầu mua bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm công trình khác.
- Các bản nội quy sử dụng trang thiết bị (thang máy, máy vận thăng, cần cẩu, máy điện ... và phương tiện nổi phải được dán ở nơi sử dụng chúng thường xuyên.
- Đối với các công nghệ đặc biệt nguy hiểm cho người lao động như thi công hướng chìm hơi ép, lặn sâu, đun nấu pha chế hóa chất keo hay nhựa đường phải kiểm tra kĩ mọi quy tắc về an toàn ô nhiễm.

Giám sát công trình

Giám sát về an toàn trong thi công kết cấu BTCT

Giám sát công trình
Tư vấn giám sát cần kiểm tra thường xuyên hàng ngày mọi khía cạnh có liên quan đến an toàn thi công trên công trường theo đúng quy trình kĩ thuật.



Phải kiểm tra nhà thầu về :
- Sự huấn luyện kĩ sư và công nhân về an toàn lao động và kiểm tra sức khỏe.
- Các trang thiết bị có trên công trường bảo đảm an toàn lao động (hàng rào lan can trên đà giáo) , dây đai an toàn làm việc trên cao , rải lưới che bên dưới vị trí thi công.
- Có các nhân viên Nhà thầu chuyên về an toàn lao động túc trực tại vị trí thi công trên cao.
- Yêu cầu nhà thầu mua bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm công trình khác.
- Các bản nội quy sử dụng trang thiết bị (thang máy, máy vận thăng, cần cẩu, máy điện ... và phương tiện nổi phải được dán ở nơi sử dụng chúng thường xuyên.
- Đối với các công nghệ đặc biệt nguy hiểm cho người lao động như thi công hướng chìm hơi ép, lặn sâu, đun nấu pha chế hóa chất keo hay nhựa đường phải kiểm tra kĩ mọi quy tắc về an toàn ô nhiễm.

Giám sát công trình

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Video các công trình giám sát tiêu biểu của SVG engineer


SVG engineering là một đơn vị Tư vấn xây dựng Uy tin - Chuyên nghiệp - Chất lượng - Sáng tạo
Hoạt động trên nhiều lĩnh vực xây dựng . Một trong các thế mạnh là GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH
http://svg-group.com

HÁY ĐẾN VỚI SVG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ !!!

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Giám sát công trình nhà dân - Ông Lưu Quang Trung

CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG LƯU QUANG TRUNG
ĐỊA ĐIỂM : NHÀ SỐ 24A + 24B PHỐ LÝ THƯỜNG KIỆT – HẢI PHÒNG
GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH : CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG

Giám sát công trình nhà dân - CĐT Bà Nguyễn Thúy Hà


CHỦ ĐẦU TƯ : BÀ NGUYỄN THÚY HÀ
ĐỊA ĐIỂM       : SỐ 139 QUANG TRUNG – Q. HỒNG BÀNG – HẢI PHÒNG
ĐƠN VỊ GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH : CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG SAO VIỆT

Giám sát công trình Trùng tạo Tháp Tường Long

Tên dự án : Trùng tạo Tháp Tường Long

Địa điểm    : Đồ Sơn, Hải Phòng

Chủ đầu tư: UBND.Quận Đồ Sơn

Đại diện CĐT: Ban Quản lý dự án Quận Đồ Sơn

Tư vấn giám sát gói thầu hạ tầng:  Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Giám định xây dựng Sao Việt ( SVG engineering)




Giám sát công trình Nội thất khu căn hộ cao cấp TD. Plaza

Tên dự án : Nội thất khu căn hộ cao cấp TD. Plaza
Địa điểm : Đường Lê Hồng Phong, TP. Hải Phòng
Đơn vị giám sát : Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Giám định xây dựng Sao Việt (SVG engineer)



Giám sát công trình

Giám sát công trình Tòa nhà Viettel Ninh Thuận

Tên dự án : Toà nhà Viettel Ninh Thuận
Địa điểm    : Số 396, Đường 21 tháng 8, Phường Phước Mỹ, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận
Chủ đầu tư: Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội- Bộ Quốc Phòng
Nhà thầu giám sát: Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt


Giám sát Tòa nhà Viettel Cà Mau

Tên dự án: Toà nhà Viettel Cà Mau
Địa điểm   : Khóm 8, Phường 5, TP. Cà mau, Tỉnh Cà Mau
Chủ đầu tư: Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội- Bộ Quốc Phòng
Đơn vị tư vấn thiết kế : Công ty cổ phần kiến trúc và giải pháp nhà cao tầng
Nhà thầu thi công       : Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp – Tổng Công ty XD Công nghiệp Việt Nam
Nhà thầu giám sát       : Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt

Giám sát công trình Trung tâm thương mại Hàng Hải - Hàng Hải Tower

Tên dự án: Trung tâm thương mại Hàng Hải – Hàng Hải Tower
Địa chỉ       : Trung tâm thương mại Hàng Hải được xây dựng tại số 16 Hoàng Diệu, Hồng Bàng, Hải Phòng.Dự án được Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra quyết định phê duyệt số 37/QĐ-HĐQT ngày 11-11-2009.
Tổng mức đầu tư:461 Tỷ VNĐ
Khởi công: 23/5/2010
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Hàng hải Hải Phòng
Đơn vị thi công : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Bạch Đằng – BIMEXCO thi công phần móng
Đơn vị giám sát : Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và giám định xây dựng Sao Việt

Giám sát công trình Khu du lịch quốc tế Hòn Dáu

Tên dự án  : Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu
Địa điểm     : Khu 3 – Phường Vạn Hương – Đồ Sơn – TP. Hải Phòng
Chủ đầu tư : Công ty cổ phần quốc tế Hòn Dấu
Tư vấn thiết kế và Tư vấn quản lý dự án: Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt

Giám sát công trình Bệnh viện Đa khoa Quốc tế

Tên dự án: Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế
Địa điểm: số 124 Nguyễn Đức Cảnh, TP. Hải Phòng
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Hàng Kênh
Nhà thầu thi công:
- Phần móng: Liên danh Công ty cổ phần nền móng DUFAT – Công ty TNHH CE Việt Nam
Nhà thầu giám sát: Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt


Giám sát công trình Tòa nhà Viettel Sơn La

Tên dự án : Dự án xây dựng  Tòa Nhà Viettel Sơn La
Địa điểm    : số 1 Chu Văn Thịnh, TP. Sơn La, Tỉnh Sơn La
Chủ đầu tư: Công ty Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Vietel – Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội- Bộ Quốc Phòng
Nhà thầu thi công: Công ty cổ phần công trình Viettel
Nhà thầu giám sát: Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt


Giám sát công trình Trạm xử lý nước thải công nghiệp - KCN Đình Vũ

Tên dự án  : Dự án trạm xử lý nước thải công nghiệp – KCN Đình Vũ
Địa điểm     : Khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An, TP. Hải Phòng
Chủ đầu tư : Công ty cổ phần KCN Đình Vũ
Đơn vị giám sát : Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Giám định xây dựng Sao Việt




Giám sát công trình

Giám sát công trình sản xuất và kinh doanh thời trang cao cấp Nem

Tên dự án  : Dự án sản xuất và kinh doanh thời trang cao cấp (NEM)
Địa điểm    : Lô CN3.2E – Khu Công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Hải Phòng
Chủ đầu tư : Công ty TNHH Thời trang Việt Thường
Nhà thầu thiết kế và thi công: Công ty TNHH Xây lắp và vật liệu công nghiệp
Nhà thầu giám sát: Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt


Giám sát công trình Tòa nhà Viettel Lạng Sơn

Tên dự án  : Toà nhà Viettel Lạng Sơn
Địa điểm    : Đường Hùng Vương, thôn Co Mãi, xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn
Chủ đầu tư: Công ty Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Vietel – Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội- Bộ Quốc Phòng
Nhà thầu thi công: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bất động sản Lanmak – Tổng Công ty XD Hà Nội
Nhà thầu giám sát: Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt


Giám sát công trình Trụ sở Kho bạc Nhà nước Quận Đồ Sơn

Tên dự án  : Trụ sở Kho Bạc Nhà nước Quận Đồ Sơn

Địa điểm    : 
Đường Lê Hồng Phong, Khu đô thị ngã 5 sân bay Cát Bi, Hải Phòng


Chủ đầu tư:
 Kho bạc Nhà nước 
Nhà thầu giám sát: Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt


Giám sát công trình Phân Viện Hải sản phía Nam

Tên dự án   : Phân Viện Hải sản phía Nam
Địa điểm     :  Đường 3-2, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chủ đầu tư : Viện Hải Sản

Tổng mức đầu tư      : 50.000.000.000VND

Thời gian thi công : tháng 11/2006 đến 9/2010

Đơn vị giám sát công trình : Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Giám định xây dựng Sao Việt ( SVG engineer)




Giám sát công trình






Slide giới thiệu các công trình giám sát tiêu biểu của SVG engineer

Kiến thức cơ bản giám sát công trình nhà dân


Giám sát công trình
- Công tác làm đất:
Khi tôn nền bằng cát hoặc cát pha đất, cứ mỗi lớp dày 20cm phải tưới nước đầm kỹ cho đến cốt ± 0,000 (độ cao chuẩn của nền nhà), đất tôn nền phải sạch không lẫn các tạp chất hữu cơ. Khi đào móng phải chú ý không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Đất cát lấp mỏng không lẫn tạp chất hữu cơ, mảnh gạch đá và tưới nước đầm kỹ từng lớp dày không quá 20cm. Phải bảo đảm cho nhà hai bên không bị lún, nứt nẻ.

Giám sát công trình nhà dân

- Công tác bê tông cốt thép:
+ Vật liệu:
Xi măng phải từ PC 30 trở lên (hiện nay hầu hết các nhãn hiệu xi măng Hà Tiên, Sao Mai, Nghi Sơn, Hải Phòng, Hoàng Thạch… trên thị trường đều đạt, thậm chí có loại đạt vượt mác PC30), xi măng không tồn đọng quá 3 tháng. Cát đổ bê tông là loại cát hạt trung trở lên, phải sạch, không có bùn, tạp chất hữu cơ; cát xây, cát tô phải là cát chuyên dùng không lẫn lộn, cát phải sạch, không có hạt bụi. Đá dăm 1×2, lượng hòn dẹp và hình thoi lẫn trong đá không được quá 25% khối lượng, yêu cầu phải rửa sạch bột đá. Dùng nguồn nước máy để trộn bê tông và bảo dưỡng cấu kiện bê tông.
+ Thi công bê tông:
Thường chủ thầu đã tính toán trước cấp phối bê tông tuỳ theo mác bê tông. Khi thi công yêu cầu phải đúng theo tỷ lệ pha trộn, việc đo lường vật liệu để pha trộn phải thực hiện từng cối theo liều lượng quy định cho từng thành phần đã xác định. Khi vận chuyển đưa bê tông đến vị trí cấu kiện, không để mất nước xi măng và phân tầng. Nếu bị phân tầng phải trộn lại mới được đổ vào khuôn.
Giám sát công trình
+ Ván khuôn và đà giáo:
Trước khi dựng ván khuôn phải kiểm tra cốt thép về vị trí, kích thước, hình dạng. Chỉ cho phép sai lệch trong từng tầng một, đến tầng tiếp phải điều chỉnh lại cho đúng vị trí thiết kế. Kiểm tra độ chặt, kín giữa các tấm ván khuôn và giữa các ván khuôn với mặt nền. Kiểm tra sự ổn định, chắc chắn của ván khuôn và đà giáo. Chỉ được tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đã đạt cường độ cần thiết theo đúng quy phạm. Tất cả kết cấu sau khi tháo ván khuôn phải đợi đến khi bê tông đạt cường độ thiết kế mới cho phép chịu tải trọng toàn bộ.
+ Gia công và lắp đặt cốt thép:
Cốt thép của kết cấu bê tông phải gia công và lắp đặt đúng bản vẽ thiết kế. Thép phải tròn đều, không khuyết tật và thẳng. Bề mặt sạch, không bám bùn đất, dầu mỡ, rỉ. Nối cốt thép tránh các vị trí chịu lực lớn, chỗ uốn cong, tránh trùng nhiều mối nối trên mọi mặt cắt ngang của cấu kiện. Chiều dài đoạn chồng nối theo đúng quy phạm. Đối với cấu kiện có nhiều thép lớn d>20 mm (cột, dầm) nhất thiết phải chấm hàn điểm sao cho giữ đúng cự ly, gián cách theo quy phạm (tránh không bị dồn ép các cốt thép vào nhau). Nghiệm thu cốt thép theo bản vẽ thiết kế trước khi đổ bê tông: Đảm bảo cốt thép đúng chủng loại, kích cỡ, số lượng, lắp đặt đúng vị trí, cốt đai buộc thẳng góc cột dọc và chặt, đều; tất cả các cấu kiện đều phải được kê bằng các miếng đệm vữa mác tương đương mác bê tông có thép buộc chôn sẵn, tuyệt đối không dùng các viên đá, sỏi, mẩu vụn sắt để kê cốt thép. Nếu cốt thép đã gia công sẵn, hoặc cốt thép đã lắp đặt vào công trình lâu ngày chưa đổ bê tông, phải được lau sạch, cạo rỉ nghiệm thu lại mới được đổ bê tông.
+ Đổ và đầm bê tông:
Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại hình dáng, kích thước và độ hở các khe rãnh của ván khuôn. Làm vệ sinh sạch sẽ và tưới đẫm nước ván khuôn gỗ, các khe phải chèn kín. Không được đi trực tiếp lên thép và vùng đổ bê tông nhất là với sàn bẩn (cần thiết phải bắc cầu). Không xeo nạy khi đổ bê tông ở vùng có cấu kiện cốt thép dày đặc, bề mặt chật hẹp. Đổ bê tông phải giữ đúng trình tự, chiều dày của lớp đổ bảo đảm dầm bê tông được tốt, không đổ bê tông bị phân cỡ, phân tầng. Bê tông phải đổ liên tục, không ngừng tuỳ tiện (thời tiết mùa hè nhiệt độ 30oC không cho phép ngừng, mùa thu đông nhiệt độ dưới 25oC ngừng một giờ). Điểm dừng của bê tông theo đúng quy phạm và hướng dẫn của thiết kế. Xử lý khớp nối điểm dừng khi đổ tiếp bê tông: chải sạch màng vữa bề mặt, làm nhám lớp bê tông cũ, rửa sạch, tưới nước xi măng và đổ bê tông ngay. Đầm bê tông bằng máy, đầm kỹ, không bỏ sót, bảo đảm thời gian đầm vừa đủ. Đối với khối bê tông các bể nước và các bản sàn tại các khu buồng vệ sinh phải đổ bê tông liên tục không cho điểm dừng tạm.
Giám sát công trình
+ Dưỡng hộ bê tông:
7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm. 7 ngày tiếp theo cứ 3 giờ tưới một lần về ban đêm. Dùng nước sạch để dưỡng hộ bê tông. Những ngày đầu, trong khi dưỡng hộ không được va mạnh đến ván khuôn, đà giáo. Chú ý: Đối với sàn mái, sàn khu vệ sinh, bể nước phải ngâm nước xi măng chống thấm theo đúng quy phạm đến khi nào hết thấm nước mới ngưng.
- Phần nề:
+ Vữa xây, trát, láng:
Vữa đã trộn phải dùng hết trước lúc bắt đầu đông cứng. Vữa bị phân tầng khi vận chuyển phải trộn lại cẩn thận tại chỗ trước khi thi công. Cấm dùng vữa không đúng độ dẻo hay nghiền nhuyễn vữa đã đông cứng.
+ Khối xây gạch:
Gạch phải nhúng kỹ trước khi xây. Thay nước nhúng thường xuyên, không được dùng gạch tưới qua nước để xây. Khối xây bảo đảm mặt đứng, mặt ngang, các góc (mạch không trùng, chiều dày, độ đặc của mạch, độ thẳng đứng và nằm ngang, độ phẳng và thẳng góc) theo quy phạm. Mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8 mm, không lớn hơn 15 mm. Mạch vữa đứng khoảng 10 mm. Các mạch phải no vữa. Khi tạm dừng đợt xây tường, chỉ được để mỏ giật cấp, không để mỏ nanh, mỏ hốc.
+ Trát:
Trước khi trát, mặt cấu kiện phải được làm sạch và tưới nước cho ẩm. Lớp vữa trát phải dính chắc, kiểm tra bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát không nghe bộp. Mặt trát phải phẳng đều, các cạnh gờ phải thẳng, sắc cạnh, áp thước dài 2 m vào mặt trát không gồ ghề, lồi lõm quá 2mm.
+ Lát:
Gạch, đá lát phải rửa sạch và nhúng nước kỹ mới đem lát. Xếp hình hoa văn phải theo đúng yêu cầu. Mặt lát phẳng, áp thước dài 2m dung sai ±3mm. Lát chắc, đặc, dùng búa gỗ gõ nhẹ không nghe bộp. Độ dốc nước phải dốc hết, không đọng ở sàn.
Giám sát công trình
+ Ốp:
Trước khi ốp phải lắp đặt lại hệ thống thiết bị cấp thoát nước và các đường dây chôn ngầm trong mặt ốp. Gạch ốp đồng đều kích cỡ, các cạnh phải thẳng sắc, không được cong vênh, bẩn, ố mờ men, gạch men phải nhúng nước kỹ trước khi ốp. Mặt tường ốp phải đạt yêu cầu: gạch ốp đúng kiểu cách, các mặt phải ngang bằng, thẳng đứng dung sai 2 mm/1md. Khe rộng mặt ốp 1mm và phải chèn đầy hồ xi măng tráng lỏng, miết cạnh xong không để lại vết vữa trên gạch. Vết sứt mẻ và gẫy cạnh góc gạch ốp không quá 1 mm. áp thước tầm lên mặt phẳng, dung sai ±2 mm. Từng viên gạch ốp phải chắc đặc, dùng búa gõ nhẹ không nghe tiếng bộp. Các góc tiếp giáp liền mí, vuông thành, thẳng góc. Giữ không để mặt ốp bị va đập, dính bẩn.
+ Trát, láng granito:
Làm sạch nhám bề mặt trước khi trát, lát lớp vữa lót. Trộn đúng màu, mặt trát, lát phải bám chắc, gõ không bộp, tươi màu, đều đá. Mặt phẳng ốp thước đo 2 m không gồ ghề quá ±2 mm. Các cạnh góc phải vuông thành sắc cạnh.
- Sơn, lắp kính:
+ Sơn phải đảm bảo bám chắc, áp thước dài 2 m độ gồ ghề mặt phẳng không quá 0,5 mm. Màu sắc đồng đều, kiểm tra bằng ánh sáng không thấy dợn mấp mô. Sơn lên mặt kim loại phải làm nhẵn bề mặt kim loại, lớp sơn không có nếp nhăn, không đọng giọt sơn, độ bám chắc, không có chỗ sót, màng sơn đồng đều về độ dày và màu sắc.
Giám sát công trình
+ Lắp kính: Khung và cửa lắp phải sít chắc tại các điểm nối và trên tổng thể khung, khung phải đảm bảo đúng kích thước hình học thiết kế, bảo đảm độ thăng bằng ngang và thẳng đứng (kiểm tra bằng nivô). Kính phải lắp khít, chắc, phẳng mặt. Tại các chỗ cố định về bê tông, gạch phải chèn bằng vữa xi măng mác >75, vết chèn phải liền mặt với tường, sàn…
- Coffa, cây chống, giàn giáo:
Sử dụng coffa thép định hình và giàn giáo lắp ghép bằng kim loại sẽ đảm bảo chất lượng công trình hơn dùng bằng gỗ.
- Phần mộc:
Gỗ sử dụng trong công trình phải được hong, sấy khô mới dùng. Gỗ phải thẳng không bị cong vênh (theo thời gian), không nứt nẻ, không khuyết tật, không có lỗ mối mọt và không lẹm phần bìa. Các mộng phải khít, chắc và mỹ thuật.
Giám sát công trình

GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


Giám sát công trình
Giám sát chất lượng vật liệu phải đạt được mục đích ngăn ngừa sai phạm là chính.
*Giám sát chất lượng vật liệu cần phải thực hiện theo các bước :
- Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công ;
- Giám sát sử dụng vật liệu trong quá trình thi công ;
- Nghiệm thu tài liệu quản lý chất lượng vật liệu sau khi thi công ;

Giám sát công trình

* Căn cứ để giám sát :
- Yêu cầu của thiết kế ;
- Các tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu kĩ thuật được duyệt ;
- Các yêu cầu riêng của chủ đầu tư ;
a- Yêu cầu của thiết kế :
- Các yêu cầu chính về vật liệu thường được thể hiện trực tiếp trên bản vẽ như : bê tông C30 MPa, Cốt thép CII Ra >= 300 N/mm2 ...
- Các yêu cầu khác có thể được chỉ dẫn tuân thủ theo một số tiêu chuẩn quy phạm hoặc tài liệu kĩ thuật biên soạn riêng.
b- Các tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu kĩ thuật :
+ Tiêu chuẩn , quy phạm :
- Khi thiết kế chỉ định trực tiếp trên bản vẽ :
Ví dụ : Thép CIII TCVN 1651-85 ; Thép SD 490 GIS G 3112 - 91 ... thì giám sát vật liệu được thực hiện theo các tiêu chuẩn thiết kế quy định.
- Khi thiết kế không chỉ định trực tiếp trên bản vẽ , giám sát vật liệu được thực hiện theo nguyên tắc :
Thiết kế kết cấu theo tiêu chuẩn quốc gia nào thì vật liệu được kiểm tra giám sát theo tiêu chuẩn quốc gia đó.
+ Tài liệu kỹ thuật (TLKT = Specification) :
- Là tập hợp các tiêu chuẩn quy phạm xây dựng dưới dạng rút gọn . TLKT là căn cứ bắt buộc phải áp dụng cho công tác giám sát. Với công trình nước ngoài , người thiết kế có thể soạn thảo các tài liệu kỹ thuật riêng dưới dạng trích yếu các nội dung , yêu cầu chính từ các tiêu chuẩn , quy phạm cần được áp dụng.
- Tài liệu này là thông tin chung về yêu cầu của người thiết kế >>> Tránh được việc ghi quá nhiều yêu cầu trên một bản vẽ và lặp lại một số thông tin trên nhiều bản vẽ.
Ví dụ :
- Specification for concrete work ( điều kiện cho công tác bê tông )
- Specification for grouting ( điều kiện cho công tác vữa rót )
c- Yêu cầu riêng của Chủ đầu tư :
- Chủ đầu tư có thể đặt ra một số yêu cầu riêng buộc công tác thi công phải tuân thủ. Các yêu cầu này thường căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình, làm thành các văn bản quy định riêng không trái với tiêu chuẩn quy phạm và yêu cầu thiết kế.
Ví dụ :
Cũng là thực hiện công việc thi công bê tông C30 , chủ đầu tư có thể yêu cầu một số hoặc tất cả các hạng mục phải sử dụng bê tông thương phẩm hoặc bê tông bơm hoặc quy định nguồn vật tư cung cấp đạt chất lượng gần điểm thi công để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án ... >>> Đây cũng là căn cứ kỹ thuật để giám sát.
Giám sát công trình

Giám sát thi công xây dựng công trình


- Giám sát thi công phải có bằng Đại học chuyên ngành xây dựng và chứng chỉ giám sát.
- Các phần việc cơ bản của một giám sát thi công xây dựng : Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn , tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi.

Giám sát công trình 

Đối với mỗi công trình, phần việc của giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Một công trình thường có 2 giám sát :

- Kĩ sư Tư vấn giám sát (TVGS, gọi tắt là giám sát bên A) : được Chủ đầu tư (CĐT) thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẽ thiết kế đã được công ty thiết kế lập. Kĩ sư TVGS chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng của công trình.

Kĩ sư Giám sát thi công (GSTC, gọi tắt là giám sát bên B) : triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa; Chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẽ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng thầu đã được CĐT phê duyệt.

Theo luật pháp quy định : Muốn được phép hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, tổ chức tư vấn thiết kế, ngoài những yêu cầu năng lực cho công tác thiết kế , công tác lập dự án còn phải có năng lực về giám sát công trình. Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn thiết kế muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất là 5 năm , đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

Giám sát công trình
(svg-engineer)

GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH - GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NẶNG THÔNG THƯỜNG (MÁC C10 - C40)


Giám sát công trình
* Mác bê tông (hay giá trị cường độ nén của bê tông ở tuổi nghiệm thu ) : Đối với các công trình dân dụng, công nghiệp đó thường là cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày (R28)


Giám sát công trình
* Giá trị cường độ nén của bê tông tại thời điểm thực hiện một công nghệ nào đó .
Ví dụ : Để cẩu, lắp cấu kiện, để kéo căng ứng suất, để tháo ván khuôn đà giáo, để vận chuyển ...
* Các chỉ tiêu cơ lý khác ( ngoài cường độ nén ) của bê tông :
Ví dụ : Cường độ uốn , độ chống thấm nước, độ chịu mài mòn, khối lượng thể tích ...
* Các yêu cầu riêng đối với vật liệu chế tạo bê tông.
Ví dụ : Xi măng dùng loại PC40 hoặc loại ít tỏa nhiệt Q7 ngày <= 75 Cal/g , loại bền sunfat ...
* Các yêu cầu liên quan công nghệ thi công .
Ví dụ : Sử dụng bê tông phù hợp công nghệ cốp pha trượt, bê tông có thời gian ninh kết phù hợp để không phát sinh mạch ngừng thi công ...
* Khi kết cấu bê tông cốt thép được thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài thì vật liệu bê tông cũng phải giám sát theo tiêu chuẩn nước đó.
Ví dụ : Kết cấu được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam thì kích thước viên mẫu chuẩn được lấy theo TCVN 3105-93 (150 x 150 x150 mm) , thí nghiệm ép mẫu theo TCVN 3118 - 93... Nhưng nếu kết cấu được thiết kế theo tiêu chuẩn Mỹ thì kích thước viên mẫu chuẩn được lấy theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM 172-99 , thí nghiệm ép mẫu theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM C39 - 01.
Hệ số quy đổi từ cường độ nén của bê tông xác định trên viên mẫu hình trụ kích thước 150x300 sang viên mẫu lập phương kích thước 150x150x150 mm :
- R (Mẫu lập phương) = kxR (Mẫu trụ)
- k = 1.15 - 1.25 , trung bình k = 1.2 (TCVN 3118-93)
Giám sát công trình
1- Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công.
Đối với các công trình áp dụng theo TCVN
+ Xi măng : Xi măng đã chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra :
- Phù hợp TCVN 2682-99 đối với xi măng pooclang thường.
- Phù hợp TCVN 6260-97 đối với xi măng pooclang hỗn hợp.
+ Cát : Cát được chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 1770-86
+ Đá (sỏi ) : Đá (sỏi ) được chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 1771-87
+ Nước trộn và bảo dưỡng :
- Nước được chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 302-2004 : Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kĩ thuật.
- Thận trọng khi cho phép sử dụng các nguồn nước nhiễm mặn . Công trình bê tông cốt thép thông thường xây ở vùng biển nên khống chế C1 <= 500mg/ l.
+ Phụ gia bê tông : Chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu : Loại  ; Hãng sản xuất ; năng lực và tính chất ( khả năng giảm nước, khả năng kéo dài ninh kết ... )
- Tỉ lệ phụ gia khuyến cáo sử dụng theo % so với xi măng.
- Phụ gia được chấp thuận cho sử dụng khi : Chất lượng phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật thi công của công trình.
- Sử dụng đúng hướng dẫn của hãng sản xuất.
- Có kết quả so sánh đối chứng bê tông có và không có phụ gia trên loại phụ gia dùng cho công trình.
- Không nên sử dụng phụ gia có chứa Cl - cho kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện Việt Nam.
2- Kiểm tra thành phần bê tông thí nghiệm :
* Mục tiêu cần đạt :
- Sự phù hợp vật liệu thí nghiệm và vật liệu thi công .
- Độ tin cậy của quá trình đúc , ép mẫu thí nghiệm
- Phiếu thành phần bê tông do phòng thí nghiệm lập /
* Thành phần bê tông được chấp thuận cho sử dụng khi đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau :
- Vật liệu thí nghiệm đạt chất lượng theo kết quả kiểm tra ở phần trước.
- Có độ sụt phù hợp dạng kết cấu và biện pháp thi công chúng .
- Khi thi công đầm thủ công, độ sụt có thể chọn cao hơn 2 - 3 cm.
- Khi thi công bằng phương pháp rung, nén , rung va , độ sụt chọn = 0 - 1 cm hoặc chọn hỗn hợp có độ cứng Vebe 4 - 8s .
- Độ sụt thích hợp phục vụ một số công nghệ thi công đặc biệt có thể chọn như sau :
+ Cọc khoan nhồi : 14 - 16 cm
+ Bê tông bơm 12 - 18 cm tùy theo khoảng cách và chiều cao bơm
+ Bê tông chèn các khe , hốc, mối nối nhỏ không đầm được 18 - 22 cm
- Khi thời gian thi công cần kéo dài thêm 30 - 40 phút , độ sụt có thể chọn cao hơn 2 - 3cm so với giá trị ghi ở bảng trên.
Giám sát công trình

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Giám sát thi công Bê tông cốt thép


1- Yêu cầu chung :
Công tác giám sát thi công kết cấu BTCT  liên quan đến phạm vi khá rộng bao gồm tự khâu giám sát nguyên vật liệu (cát, đá, xi măng , vv... ) và vật tư chuyên dụng (cáp, neo, cốt thép, vv... ) đến các hạng mục thi công khác nhau từ móng sâu, móng nông đến thân mố trụ và kết cấu nhịp, mà các hạng mục này lại được thi công theo nhiều công nghệ khác nhau như : đổ bê tông dưới nước ; đúc sẵn; đúc hẫng; đúc đẩy ; bê tông bơm ; bê tông phun ; bê tông đầm cán lăn ; vv...




Yêu cầu chung đối với công tác giám sát kết cấu BTCT là phải ép buộc và hướng dẫn Nhà thầu đảm bảo thực hiện đúng mọi quy định đã được cụ thể hóa trong các văn bản kỹ thuật có hiệu lực pháp lý, sao cho bất kỳ hạng mục kết cấu nào cũng đạt đúng yêu cầu chất lượng , tiến độ và giảm chi phí trong khuôn khổ dự toán của Dự án.

Tư vấn giám sát trước hết phải nắm vững điều kiện Hợp đồng và Tiêu chuẩn kĩ thuật liên quan của Hợp đồng , bởi vì trong đó đã tóm tắt những yêu cầu cụ thể của dự án. Tiếp theo cần phải hiểu và có sẵn để tra cứu kịp thời các Tiêu chuẩn xây dựng ở cấp TCVN và cấp TCN có nội dung liên quan đến công tác BTCT trong dự án của mình.

2- Các tiêu chuẩn kĩ thuật và Tài liệu pháp lý có liên quan đã ban hành :
Dưới đây liệt kê danh sách một số tiêu chuẩn cần thiết nhất mà Tư vấn giám sát (TVGS) phải có để tra cứu và sử dụng khi hướng dẫn, kiểm tra, xử lý tranh chấp với Nhà thầu .
- Quy trình thí nghiệm bê tông xi măng 22 - TCN 60-84.
- Quy trình thí nghiệm cường độ kháng ép của bê tông bằng dụng cụ HPS : 22- TCN 68-84
- Quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đá 22 TCN 57-84
- Quy trình phân tích nước dùng cho công trình giao thông 22 TCN 61 - 84
- Cát xây dựng TCVN 337-86 đến TCVN 346-86
- Xi măng TCVN 4787 - 89
- Kết cấu BT và BTCT lắp ghép TCVN 4452- 87
- Hầm đướng sắt và hầm đường ô tô - TC thi công và nghiệm thu TCVN 5428-88
- Kết cấu BT và BTCT toàn khối - Qui phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453-95
- Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống (QĐ 166)
- Công trình bến cảng biển 22 TCN 21-86
- Nền các công trình thủy công TCVN 4253-86
- Quy trình thi công vật liệu xi măng lưới thép 22 TCN 79-84
- Quy trình kĩ thuật thi công và nghiệm thu công trình bến khối xếp thông thường trong xây dựng cảng sông và cảng biển 22 TCN 69-87
- Công trình bến cảng sông 22 TCN 219-94
- Cống tròn BTCT lắp ghép 22 TCN 159-86
- Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu BTCT TCVN 3993-85
- Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu BTCT - Phân loại môi trường xâm thực TCVN 3994-85
- Qui trình thi công và nghiệm thu dầm cầu BTCT dự ứng lực 22 TCN 247-98
- Qui trình hướng dẫn thiết kế các công trình phụ trợ phục vụ thi công cầu TCN 200 - 1989

Giám sát công trình Hải Phòng
(svg-engineer)